Trong nghệ thuật trồng cây cảnh, bên cạnh ánh sáng, nước và dinh dưỡng, giá thể trồng cây cảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sức khỏe và sự phát triển của cây. Để sở hữu những chậu cây cảnh xanh tươi, khỏe mạnh và phát triển tốt, việc lựa chọn giá thể phù hợp đóng vai trò then chốt. Vậy giá thể trồng cây cảnh là gì? Có những loại nào? Và làm sao để chọn được giá thể trồng cây cảnh phù hợp?
Giá thể trồng cây cảnh là gì?

Giá thể không chỉ đơn thuần là môi trường để rễ cây bám trụ mà còn là nguồn cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy và độ thông thoáng cần thiết cho sự sống của cây. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại giá thể trồng cây khác nhau, mỗi loại sở hữu những đặc tính riêng biệt.
Giá thể là môi trường giúp cây trồng bám rễ, hấp thụ nước và dưỡng chất để phát triển. Không chỉ đơn thuần là đất, giá thể còn có thể bao gồm nhiều vật liệu khác như xơ dừa, trấu, đá perlite, pumice,… được phối trộn để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng riêng của từng loại cây.
Điều kiện một giá thể trồng cây cảnh tốt là cần giữ ẩm và thoát nước tốt, thông thoáng, tạo điều kiện để cho rễ phát triển. Cung cấp hoặc giữ được chất dinh dưỡng và an toàn không có chứa ccacs mầm bênh hay nấm hại.
Khám phá các loại giá thể trồng cây cảnh phổ biến.

Đất sạch – Đất hữu cơ đã xử lý
Đặc điểm: Là hỗn hợp tự nhiên của khoáng chất, chất hữu cơ, nước và không khí. Tỷ lệ các thành phần này quyết định đặc tính của từng loại đất.
Ưu điểm: Cung cấp dinh dưỡng tự nhiên, quen thuộc với nhiều loại cây, chi phí thấp.
Nhược điểm: Dễ bị nén chặt, thoát nước kém, có thể chứa mầm bệnh và cỏ dại, khó kiểm soát pH và dinh dưỡng.
Ứng dụng: Phù hợp với nhiều loại cây có bộ rễ khỏe mạnh, thường được cải tạo bằng cách trộn thêm các loại giá thể khác. Do đó, đây là một sự lựa chọn khá phổ biến để làm giá thể trồng cây cảnh.
Xơ dừa
Đặc điểm: Sản phẩm từ vỏ quả dừa, có dạng sợi hoặc mụn.
Ưu điểm: Thoát nước và giữ ẩm tốt, nhẹ, pH trung tính, ít mầm bệnh.
Nhược điểm: Nghèo dinh dưỡng, dễ mục nát theo thời gian, một số loại cần xử lý trước khi dùng.
Ứng dụng: Rất tốt cho cây ưa ẩm nhưng không chịu úng, cây trồng chậu nhỏ, thủy canh bán phần.
Tro Trấu
Đặc điểm: Vỏ trấu được đốt trong điều kiện thiếu oxy.
Ưu điểm: Tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, chứa một lượng nhỏ kali và vi lượng, cải thiện cấu trúc đất.
Nhược điểm: Nghèo dinh dưỡng, có thể làm tăng pH.
Ứng dụng: Thường được trộn với đất hoặc các loại giá thể khác để tăng độ thông thoáng.
Perlite – Đá trân châu
Đặc điểm: Đá núi lửa tự nhiên nung ở nhiệt độ cao, tạo hạt xốp nhẹ màu trắng.
Ưu điểm: Rất nhẹ, xốp, tăng độ thoáng khí và thoát nước, pH trung tính, vô trùng.
Nhược điểm: Giữ ẩm kém, không dinh dưỡng, dễ bị thổi bay khi khô.
Ứng dụng: Trộn với đất hoặc các loại giá thể khác để cải thiện độ thoáng khí.
Đá pumice – Đá núi lửa
Đặc điểm: Cấu trúc nhiều lỗ khí, trọng lượng rất nhẹ, có thể nổi trên nước. Không chứa chất hữu cơ dễ phân hủy hay mầm bệnh. Cân bằng giữa việc giữ nước và cung cấp oxy cho rễ.
Ưu điểm: Cải thiện độ thoáng khí và thoát nước cho giá thể. Tăng cường oxy cho rễ, giữ ẩm và dinh dưỡng tốt, làm nhẹ giá thể trồng.
Nhược điểm: Không cung cấp nhiều dinh dưỡng, cần kết hợp phân bón, có thể cần rửa sạch trước khi sử dụng để loại bỏ bụi.
Ứng dụng: Thành phần quan trọng trong giá thể cho xương rồng, sen đá, lan, bonsai. Cải thiện cấu trúc đất khi trộn với đất trồng, lót đáy chậu để tăng thoát nước.
Than củi/ Than hoạt tính
Đặc điểm: Được sản xuất từ quá trình carbon hóa gỗ và có cấu trúc rỗng, nhẹ dễ vỡ
Ưu điểm: Tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và giữ ẩm tốt cung cấp chất dinh dương cho cây trồng. Có khả năng hấp thụ mùi và độc tố
Nhược điểm: Có thể chứa tạp chất nếu không được sản xuất đúng cách. Thời gian phân hủy lâu trong môi trường.
Ứng dụng: Trồng cây cảnh nhỏ, cây ăn quả, cẩm tú cầu, cây trồng thủy canh,…là những loại cây phù hợp nhất để sử dụng giá thể này.
Cách pha trộn những loại giá thể trồng cây cảnh để có thể đạt hiệu quả cao

Tùy từng loại cây, bạn có thể phối trộn giá thể sao cho phù hợp nhất đối với cây cảnh bạn trồng. Để tạo giá thể trồng cây cảnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số công thức phối trộn đơn giản sau:
Hỗn Hợp Cơ Bản
Tỷ lệ: 3 phần đất sạch, 2 phần mùn hữu cơ, 1 phần perlite.
Đặc điểm: Cung cấp độ ẩm, dinh dưỡng và thoát nước tốt. Thích hợp cho nhiều loại cây cảnh.
Hỗn Hợp Cho Cây Cần Độ Ẩm Cao
Tỷ lệ: 2 phần xơ dừa, 2 phần mùn hữu cơ, 1 phần vermiculite.
Đặc điểm: Giữ ẩm tốt, thích hợp cho cây như lan, cây thân thảo.
Hỗn Hợp Cho Cây Cần Thoát Nước Tốt
Tỷ lệ: 2 phần đất sạch, 1 phần perlite, 1 phần tro trấu.
Đặc điểm: Giúp thoát nước nhanh, phù hợp cho cây như cà chua, ớt.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin cụ thể hơn về cách trộn giá thể qua bài viết ví dụ như:
Cách Trộn Đất Trồng Sen Đá. Và Top 5 Loại Sen Đá Dễ Trồng Ở Miền Bắc
Và nếu bạn bất kì những thắc mắc nào cần giải thích hay cần tìm hiểu thêm bất kỳ những nội dung gì thì bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi qua Fanpage Vườn Mộc An